Vệ tinh đo lượng mưa trên toàn cầu GPM sẽ được phóng vào cuối tháng 2

Đăng 03-02-2014 12:46 bởi Admin tại mục Tin khoa học (cập nhật lúc 03-02-2014 12:47)

Hinh-anh
nasa-gpm.


Vào cuối tháng 2, một vệ tinh mới được thiết kế để thực hiện công tác đo đạt chi tiết theo thời gian thực về lượng mưatuyết rơi trên toàn cầu đồng thời bản đồ hóa các cơn bão sẽ được phóng lên quỹ đạo. Global Precipitation Measurement Core Observatory - gọi tắt GPM là vệ tinh giám sát lượng mưa trên toàn cầu được phát triển kể từ năm 2005 theo một dự án hợp tác giữa cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) và cơ quan vũ trụ Nhật Bản (JAXA). GPM sẽ được đưa lên quỹ đạo nhờ phương tiện phóng H-IIA do Nhật chế tạo từ sân bay vũ trụ Tanegashima thuộc đảo Tanegashima, Nhật Bản vào ngày 27 tháng 2 tới.

Được thiết kế để hoạt động phối hợp với mạng lưới vệ tinh sẵn có, GPM sẽ bay trên quỹ đạo cách Trái Đất 407 km, chếch một góc 65 độ so với đường xích đạo nhằm cung cấp các thông tin theo dõi theo thời gian thực về lượng mưa và tuyết mỗi 3 giờ tại mọi địa điểm trên Trái Đất. Khả năng khảo sát trên một khu vực rộng hơn rất nhiều so với các thiết bị khảo sát dưới mặt đất sẽ mang lại một bức tranh toàn cảnh về tình hình mưa/tuyết trên toàn cầu. Ngoài ra, GPM cũng có thể khảo sát lượng mưa tại các khu vực xa xôi hẻo lánh hoặc có độ cao lớn so với mặt nước biển.

Sứ mạng của GPM được kế thừa từ sứ mạng Tropical Rainfall Measuring Mission (TRMM) được khởi động vào năm 1997 và đây cũng là vệ tinh đầu tiên thực hiện công tác đo đạt lượng mưa tại vùng nhiệt đới vào nhiều thời điểm trong một ngày. Kể từ khi bắt đầu sứ mạng, hệ thống quan sát TRMM đã chứng minh sự cải tiến đáng kể so với các kỹ thuật trước đây khi quan sát các sự kiện thời tiết khắc nghiệt như những cơn bão nhiệt đới đe dọa đến cuộc sống của con người.

nasa-gpm-1.
Container chứ vệ tinh GPM đang được dỡ xuống từ máy bay vận tải quân sự C-5 để chuyển đến Nhật Bản.


GPM sẽ sử dụng phương pháp thăm dò tương tự người tiền nhiệm, được xây dựng dựa trên công nghệ trước. Vệ tinh được trang bị một máy đo bức xạ sóng cực ngắn để đo lượng và cường độ của mưa và tuyết. Thêm vào đó, GPM cũng mang theo một radar băng tần kép với khả năng thăm dò bên trong một hệ thống mây và gởi về dữ liệu chi tiết của mỗi lớp mây.

Ngoài ra, GPM còn được trang bị hệ thống cảm biến tối tân cho phép phát hiện tuyết rơi và mưa nhẹ. Đây là một bước tiến quan trọng trong hoạt động quan sát mưa. Việc không có khả năng phát hiện các dạng mưa nhất định như mưa tuyết thể hiện một khuyết điểm trong các nổ lực trước đây nhằm tạo ra một hệ thống quan sát khí tượng toàn cầu thực sự. Các dạng mưa này thường xuất hiện nhiều hơn tại các vĩ độ cao.

Sứ mạng GPM có nhiều ứng dụng trên thực tế liên quan đến việc quan sát tác động của nhiều cấp độ mưa khác nhau lên môi trường. GPM sẽ là một công cụ tuyệt vời để định mức vòng tuần hoàn nước trên toàn cầu - yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng nông nghiệp tại nhiều nơi trên thế giới. Ngoài ra, GPM cũng có thể cung cấp các cảnh báo chính xác hơn về thiên tai như lũ lụt và bão hình thành từ áp thấp nhiệt đới. Qua đó, bằng việc dự đoán đường đi của bão, người dân sẽ có thêm thời gian để sơ tán và giảm thiểu thiệt hại về người.

Hiện tại, GPM đã hoàn tất các khâu thử nghiệm và sẵn sàng rời bệ phóng. Vệ tinh sẽ bắt đầu hoạt động bình thường sau khoảng 60 ngày sau khi phóng. Dữ liệu từ vệ tinh sẽ được xử lý và cập nhật trên Internet.

Theo: Gizmag
Nguồn: NASA

Đã xem 6234 lần BackPrintTop
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy vanHội nghị Công đoàn bộ phận KTTV Khánh Hòa giữa nhiệm kỳ 2012-2017
  • khi tuong thuy vanGiao hữu cầu lông
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy vanĐoàn tư vấn Phần Lan 4