5 nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước ở Bình Thuận

Đăng 25-04-2014 08:21 bởi Admin tại mục Tin ngành

Hinh-anh

Sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, những trận lũ lớn, sự phát triển công nghiệp, ... là một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước ở Bình Thuận.


Tỉnh Bình Thuận có lượng mưa trung bình phổ biến từ: 920 ÷ 2715mm, riêng Liên Hương – huyện Tuy Phong và Bàu Trắng – huyện Bắc Bình có lượng mưa trung bình thấp hơn, đạt: 680 ÷ 770mm. Song lượng bốc thoát hơi nước tiềm năng trung bình nhiều năm cũng tương đối cao, đạt: 1350 ÷ 1415mm. Do vậy, dòng chảy nước mặt được sản sinh từ mưa ở một số nơi trong tỉnh thấp hơn lượng bốc thoát hơi gây tình trạng thiếu hụt nguồn nước ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch môi trường nước tại các khu vực trên.

Rác thải bị vứt vô ý thức ở Cảng cá Cồn Chà làm ô nhiễm nguồn nước


Bình Thuận có 7 lưu vực sông chính là: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái Phan Thiết, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà; ngoài ra còn các lưu vực sông suối nhỏ. Tổng diện tích lưu vực 9.880km2 với chiều dài sông suối 663km. Nguồn nước mặt hàng năm của tỉnh khoảng 5,4 tỉ m3 nước trong đó lượng dòng chảy bên ngoài đưa đến 1,25 tỉ m3, riêng sông La Ngà chiếm 2,1 tỉ m3. Nguồn nước phân bố mất cân đối theo không gian và thời gian. Lưu vực sông La Ngà thừa nước thường bị ngập úng nhưng vùng Tuy Phong, Bắc Bình và ven biển phía nam (lưu vực sông Phan, Sông Dinh) thiếu nước trầm trọng, có những nơi như vùng Tuy Phong, Bắc Bình dấu hiệu báo động tình trạng hoang mạc hóa đã xuất hiện. Nguồn nước ngầm ít, bị nhiễm mặn, phèn, rất ít có khả năng phục vụ nhu cầu sản xuất. Do đó, cần có phương án sử dụng tối ưu nguồn nước có được và chú trọng về chất lượng của nó. Đặc biệt, chúng ta nên tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Thứ nhất, Bình Thuận có nền kinh tế trọng điểm phụ thuộc vào nông nghiệp. Về trồng trọt, ngoài Lúa nước chúng ta có những vùng chuyên canh các loại cây đặc thù như: Thanh Long, Dưa Hấu, Bắp, Mía, các loại rau củ, quả, … thưòng xuyên phải sử dụng phân bón hóa chất vi lượng và thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao. Về chăn nuôi, hệ thống các trang trại Bò, Heo, Gà, Vịt,… rất phát triển nhưng phương pháp chăn thả lại tự do, thiếu quy hoạch. Do đó, khả năng gây ô nhiễm nguồn nước từ các hóa chất có trong phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, từ chất thải trang trại chăn nuôi đều rất cao.


Thứ hai, tỉnh Bình Thuận đã và sẽ đưa vào sử dụng một số hồ chứa nước thủy lợi như: Hồ Sông Quao, Suối Đá, Cẩm Hang, Cà Giây, Núi Đất, Trà Tân, Ba Bàu, Tân Lập, Đu Đủ, Suối Thị, Tà Mon, Đá Bạc, Sông Lòng Sông, DaGuiry, Sông Khán, Datrian, SaLoun, Sông Móng, Sông Dinh 3, Biển Lạc và các Đập dâng như: Sông Lũy, Tà Pao, … điều này làm cho dòng chảy môi trường trên các sông suối bị hạ thấp, giảm đi khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Ngoài ra, phía thượng lưu lòng hồ độ phì dưỡng tăng cao đột ngột, tạo điều kiện cho các loại tảo sinh trưởng nhanh, tác động không tốt, trực tiếp gây ô nhiễm tới môi trường nước. Trong thời gian thi công xây dựng các hồ, đập hàm lượng phù sa của nước sông, suối cũng tăng lên đáng kể do ô nhiễm chất thải rắn.


Thứ ba, hàng năm vào mùa mưa lũ (từ tháng 5 đến tháng 12), đặc biệt trong các tháng 8, 9 và 10 thường xuất hiện những trận lũ lớn. Nhiều khu vực trũng, thấp tập trung dân cư đông đúc bị ngập sâu trong biển nước ô nhiễm, gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến môi trường nước và sức khỏe của nhân dân. Ngược lại, về mùa cạn lượng nước mặt thiếu hụt nghiêm trọng. Trên các sông của tỉnh lượng nước sinh ra trên mỗi đơn vị diện tích lưu vực trong một đơn vị thời gian (lít/km2/giây) - gọi là mô đun dòng chảy. Mô đun dòng chảy trong mùa mưa, lũ cao hơn hàng trăm lần mô đun dòng chảy mùa cạn. Đây là nguyên nhân làm cho dòng chảy mất khả năng tự làm sạch, tăng khả năng cho nước biển xâm nhập sâu vào đất liền dẫn đến một phần diện tích đất nông nghiệp bị ô nhiễm mặn và mặn hóa.
Thứ tư là sự phát triển của công nghiệp. Một số hình thức khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy chế biến nông sản, hải sản, quặng, khoáng sản,…có lượng chất thải đáng kể gây ô nhiễm nguồn nước rất cao nếu như chúng ta không có biện pháp kiểm soát, quản lý chặt chẽ.


Thứ năm, xuất phát từ chính ý thức của cộng đồng xã hội đối xử với nguồn nước. Dù khách quan hay chủ quan, nhưng hiện tượng vứt rác thẳng xuống dòng sông hay tạo các bãi rác ngay tại các bến sông, cho các cống xả nước thải trực tiếp ra sông không qua xử lý, chăn thả gia súc tự do, phóng uế bừa bãi nơi ven sông, suối… đều gây ô nhiễm nguồn nước và làm mất đi mỹ quan của dòng sông.


Trong thực tế kiểm soát nguồn nước, chúng ta có thể thông qua điều tra, khảo sát tại thực địa để xác định các nguồn nước thải tập trung và kiểm soát, xử lý chúng. Với các nguồn thải phân tán chúng ta chỉ có thể kiểm soát và hạn chế chúng thông qua các biện pháp thu gom, quản lý chặt chẽ rác thải, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân, động viên họ tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường. Việc quản lý, bảo vệ nguồn nước muốn thực hiện được hiệu quả cần phải sử dụng nhiều biện pháp tổng hợp, có sự tổ chức tốt dưới sự lãnh đạo của Nhà nước cũng như sự ủng hộ của cộng đồng dân cư./.
 

Ks. Nguyễn Thanh Nam

Đã xem 8493 lần BackPrintTop
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy vanĐoàn tư vấn Phần Lan 8
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy vanHội nghị Công đoàn bộ phận KTTV Khánh Hòa giữa nhiệm kỳ 2012-2017
  • khi tuong thuy vanGiao hữu cầu lông
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...